Người sắt Mike Tyson

Người sắt Mike Tyson

The gioi boxing – Nếu Ali là một hình mẫu tuyệt vời ngay cả trên võ đài và cuộc đời của ông, thì Mike Tyson lại là một mô tả điển hình cho kẻ “lắm tài nhiều tật”. Dẫu cho song hành với ánh hào quang của mình, là những mảng tối liên quan đến tù tội, bạo lực,…nhưng chắc chắn không ai có thể phủ nhận vị trí của tay đấm này trong lòng người hâm mộ môn quyền anh. Và với bài viết này, The Gioi Boxing sẽ không đề cập đến những scandal đời tư của Mike Tyson nữa, bởi chúng tôi muốn đưa đến hình ảnh trọn vẹn của một võ sĩ đã từng có một thời toả sáng rực rỡ trên võ đài quyền anh.

 

- Biệt danh: "Võ sĩ thép"; "Cậu bé thuốc nổ"; "Người đàn ông nguy hiểm nhất thế giới".
- Thành tích: thượng đài 58 lần, thắng 50 lần (44 lần bằng knock-out), để thua 6 trận.
- Kiếm được 300 triệu USD trong sự nghiệp thi đấu
- Được các chuyên gia và người hâm mộ bầu là vận động viên dữ dằn nhất trong lịch sử thể thao thế giới.

 

- 30/6/1966: Cất tiếng khóc chào đời
- 3/6/1985: Có trận đấu chuyên nghiệp đầu tiên
- 22/11/1986: Trở thành nhà vô địch thế giới trẻ nhất trong lịch sử (20 tuổi 4 tháng) khi giành đai vô địch WBC
- 1/8/1987: Trở thành võ sĩ đầu tiên thống nhất 3 đai vô địch WBA, WBC và IBF
- 11/2/1990: Để thua James "Buster" Douglas trong trận đấu bất ngờ bậc nhất lịch sử quyền Anh
- 10/2/1992: Bị phạt tù 6 năm (ra tù sau 3 năm) vì tội cưỡng hiếp
- 28/6/1997: Cắn tai Holyfield trong trận đấu tai tiếng
- 8/6/2002: Thua Lennox Lewis trong trận tranh đai vô địch WBC, IBF và IBO
- Tháng 8/2003: Tuyên bố phá sản
- 11/6/2005: Tuyên bố giải nghệ

 

 

Michael Gerard “Mike” Tyson (còn được gọi với cái tên Malik Abdul Aziz) sinh vào ngày 30 tháng 6, năm 1966). à một cựu vận động viên quyền Anh người Mỹ. Ông từng là nhà vô địch tuyệt đối hạng nặng ở môn quyền Anh, là võ sĩ trẻ nhất từng giành đai vô địch WBC, WBA và IBF. Ông giành đai vô địch WBC khi mới 20 tuổi, 4 tháng và 22 ngày, sau khi đánh bại Trevor Berbick bằng nốc ao kĩ thuật ở hiệp thứ hai. Trong sự nghiệp của mình, Tyson nổi tiếng vì phong cách thi đấu hung bạo và đe doạ, cũng như hành vi ứng xử trái ngược ở cả trên sàn đấu và ngoài cuộc đời.

Tyson là nhà vô địch hạng nặng đầu tiên nắm giữ đồng thời cả 3 đai WBA, WBC và IBF.

Ông được tạp chí Ring Magazine xếp thứ 16 trong danh sách 100 tay đấm vĩ đại nhất mọi thời đại.

Khi còn là một cậu bé

Michael Gerard Tyson sinh ra tại Brooklyn, New York, bố là Jimmy Kirkpatrick, và mẹ của ông là Lorna Tyson. Khi Michael được 2 tuổi thì bố của ông đã sống ly thân, và để mẹ ông chăm lo cho toàn bộ các con bao gồm Tyson và 2 anh chị em là Rodney và Denise. Khó khăn về tài chính, gia đình Tyson quyết định chuyển đến sống tại Brownsville, Brooklyn – một khu nổi tiếng về mức độ tội phạm sống ở đó.

 

 

Tyson, lúc này thì khá nhỏ con và nhút nhát, nên thường trở thành mục tiêu bị ức hiếp. Bị ức hiếp mãi, rốt cuộc cậu bé Michael cũng học được cách chiến đấu theo kiểu đường phố, và dần trưởng thành bằng cách tham gia nhiều phi vụ phạm pháp, cùng với băng đảng của mình là Jolly Stompers. Khi chỉ mới 11 tuổi, Michael thường xuyên gặp rắc rối với cảnh sát do các hành vi phạm phát của mình, chưa đến 13 tuổi, ông đã bị bắt giam tổng cộng hơn 30 lần.

Với hồ sơ đầy điểm đen như vậy, Tyson đã bị tống vào trường giáo dưỡng dành cho nam là Tryon, tại vùng nông thôn của New York. Tại Tryon, Tyson đã gặp người quản giáo là Bob Stewart, Bob trước đó đã từng là một tay đấm vô địch giải quyền anh nghiệp dư. Tyson đã nhờ Stewart hướng dẫn cách để sử dụng quả đấm của mình, còn Stewart thì đồng ý một cách miễn cưỡng, với điều kiện là Mike sẽ không vướng vào bất kì rắc rối nào nữa và phải học chăm chỉ hơn. Mặc dù trước đó được cho là một học sinh cá biệt không có khả năng học, nhưng để đạt được mục tiêu của mình, Mike đã cố gắng luyện tập khả năng đọc của mình tương đương với lớp 7 trong một vài tháng sau đó. Mike cũng quyết tâm học toàn bộ những thứ liên quan đến boxing, thường thì ông luôn rời khỏi giường của mình sau lệnh giới nghiêm, và bắt đầu tập đấm trong bóng tối.

 

Trường Tryon hiện tại

Tyson và Steward

Năm 1980, Stewart cảm thấy rằng mình không còn gì để dạy cho Tyson nữa nên ông đã giới thiệu một tay đấm huyền thoại D’Amato, hiện đang sở hữu một phòng tập tại Catskill, New York. D’ Amato nổi tiếng về việc thu nhận những tay đấm có tiềm năng, thậm chí ông còn cung cấp cho họ cả phòng riêng và sàn tập ngay trong ngôi nhà mình đang sống với người vợ Camille Ewald. Do vậy, ông là người thầy của một số tay quyền anh có hạng lúc bấy giờ, bao gồm cả Floyd Patterson và Jose Torres, và khi nhìn thấy Tyson, ông đã nhận ra ngay khả năng thiên phú và một tương lai đầy hứa hẹn của tay đấm hạng nặng này, D’Amato nói với Tyson “ Nếu cậu muốn ở tại nơi này và cậu lắng nghe những lời tôi nói, có lẽ cậu sẽ trở thành nhà vô địch thế giới của giải quyền anh hạng nặng một ngày không xa”. Và Tyson đã đồng ý ở lại.

 

Tyson và D'Amato

Mối quan hệ giữa D’Amato và Tyson vượt lên trên tình cảm giữa một huấn luyện viên chuyên nghiệp và một võ sĩ, nó là tình cha con. Dưới sự bảo hộ của D’Amato, đến năm 14 tuổi Tyson đã hoàn toàn được rời khỏi trường giáo dưỡng Tryon vào năm 1980, từ đó Tyson dành toàn bộ thời gian của mình cho boxing. D’Amato đã thiết kế một thời khoá biểu cực kì khắc nghiệt cho chàng trai trẻ, cả ngày Tyson sẽ đi học tại một trường cấp ba ở Catskill, tối về là thời gian dành cho võ đài.

 

 

D’Amato cũng bắt đầu đưa Tyson đi đấu trong một số trận nghiệp dư, hay các trận đấu không hợp phát, để dạy cậu bé làm sao đối phó với những tay đấm lớn tuổi hơn.

 

 

Cuộc sống của Tyson lúc này dường như tốt hơn nhiều so với lúc xưa, nhưng đến năm 1982, Mike đã phải chịu đựng nỗi đau mất người thân khi người mẹ của Tyson mất do ung thư. “Tôi chưa bao giờ cảm thấy mẹ vui vẻ hạnh phúc khi bà gặp tôi, bà cũng chưa bao giờ tự hào về bất kì điều gì tôi làm. Bà ấy luôn nghĩ tôi như là một đứa trẻ hư hỏng, luôn chạy rông trên đường phố, thường trở về nhà với những thứ mà tôi ăn cắp đâu đó. Tôi chưa bao giờ có một cơ hội để nói chuyện nghiêm túc hay thấu hiểu mẹ của mình”. Cùng khoảng thời gian này thì Tyson cũng bị đuổi khỏi trường cấp ba Catskill do thời gian vắng mặt và những hành vi về bạo lực khá thường xuyên.

 

Phòng tập của D'Amato - nơi mà Tyson và Floyd Patterson nuôi dưỡng giấc mơ của mình

Tyson tiếp tục việc học của mình với gia sư riêng trong khoản thời gian ông tập luyện cho cuộc thử nghiệm với Olympic 1984. Nhưng cuộc thử nghiệm này không mấy thành công, nó không mấy hứa hẹn với Tyson, và Tyson để thua Henry Tillman. Sau thất bại với đội tuyển Olympic, D’Amato quyết định đây là thời điểm để đưa Tyson sang con đường thi đấu chuyên nghiệp. Lúc này, vị huấn luyện viên đã hình dung được hình ảnh của một Mike Tyson đứng trên đỉnh vinh quang của môn boxing này trước tuổi 21, và phá vỡ kỉ lục trước đó của Floyd Patterson.

 

 

Tuổi trẻ tài năng

Vào ngày 6 tháng 3 năm 1985, Tyson bắt đầu ra mắt giới quyền anh chuyên nghiệp tại Albany, New York. Chỉ mới 18 tuổi nhưng Tyson đã chiến thắng Hector Mercedes bằng 1 cú knock out ngay hiệp đầu tiên. Những cú đấm như vũ bão mang đầy sức mạnh đã khiến cho đối thủ của Tyson phải e ngại. Khả năng phi thường này đã giúp Tyson đánh bại đối thủ của mình ngay trong hiệp đầu tiên, người ta đặt biệt danh cho Tyson là “người sắt”.

 

 

Năm 1985 là một năm vang dội của Tyson, nhưng cũng không kém phần bi kịch, khi vào ngày 4 tháng 11 năm 1985, D’Amato mất do chứng bệnh viêm phổi. Cái chết ấy đã làm Tyson suy sụp không ít bởi D’Amato thật sự là một người cha của Tyson. Huấn luyện viên Kevin Rooney đã thay thế vị trí của D’Amato để đảm nhận nhiệm vụ dẫn dắt Tyson. Không phụ lòng mong mỏi của người thầy quá cố, Tyson lúc đó đã lập nên kỉ lục khi chiến thắng trận thứ 13 bằng một cú knock out tại Houson, Texas. Mặc dù bề ngoài, Tyson dường như đã vượt qua được cú sốc nhưng những người thân cận bên Tyson lại nói rằng ông chưa bao giờ nguôi ngoai với một sự mất mát đó.

Trước ngưỡng năm 1986, tức là vào tuổi 20 của mình, Tyson đã lập kỷ lục trong 22 trận đấu knock out đối thủ 21 trận. Vào ngày 22 tháng 11 năm 1986, cuối cùng Tyson cũng đạt được mục tiêu của mình: Đạt được danh hiệu đầu tiên cho mình là WBC – giải vô địch quyền anh hạng nặng. Tyson đã đạt được danh hiệu này sau hai hiệp tại trận chung kết. Chính xác là 20 tuổi và 4 tháng, Tyson vượt qua kỉ lục của Patterson, trở thành tay đấm trẻ nhất đạt được danh hiệu này trong lịch sử boxing.

 

 

Để bảo vệ danh hiệu này, Tyson đã quay lại võ đài với tay đấm Frank Bruno. Tyson đã chiến thắng Bruno vào hiệp 15 , giữ vững danh hiệu vô địch. Vào ngày 21 tháng 7 năm 1989, Tyson lại tiếp tục bảo vệ thành công thành tích chỉ trong vòng 1 hiệp, bằng cú knock out. Nhưng đến năm 1990, chiến thắng một lần nữa đã không mỉm cười với Tyson khi chiếc đai vô địch đã thuộc về tay đấm Buster Douglas ở Tokyo: với sở trường của mình, Tyson đã hất cẳng Douglas ra khỏi võ đài vào hiệu thứ 8, nhưng thật bất ngờ là Douglas đã trở lại và knock out Tyson vào hiệp thứ 10, đây là cú knock out đầu tiên của Tyson.

 

 

Chán nản và thất vọng, nhưng không cam tâm từ bỏ. Tyson đã tự động viên mình bằng cú knock out Henry Tillman (huy chương vàng ở kỳ Olympic trước đó) trong năm kế tiếp. Trong một dịp khác, đã đánh bại Alex Stewart bằng cú knock out ngay hiệp đầu tiên.

 

 

Vào ngày 26 tháng 3 năm 1992, Tyson bị tống vào tù do liên quan đến một vụ cưỡng bức. Cùng năm đó cha Tyson cũng mất, nhưng ông không hề yêu cầu được tại ngoại thời gian đó để tham gia đám tang. Trong thời gian bị giam giữ, Tyson đã chuyển sang đạo Hồi, đổi tên thành Malik Abdul Aziz.

Ngày 25 tháng 3 năm 1995, sau 3 năm ngồi trong ngục, Tyson được thả. Lên kế hoạch cho việc trở lại sàn đấu của mình, Tyson đã sắp xếp trận đấu tiếp theo cho mình với Peter McNeeley tại Lasvegas, Nevada. Vào ngày 19 tháng 8 năm 1995, Tyson đã làm nên một chiến thắng đầy kinh ngạc, khi chỉ mất 89 giây để knock out McNeeley.

 

 

Đấu với Holyfield

Như thoát ra khỏi vũng bùn lầy tăm tối trước đó, Tyson đã có sự thay đổi đầy tích cực trong cuộc sống. Sau một vài trận đấu thành công, Tyson chuẩn bị đối đầu với một đổi thủ đầy thử thách Evander Holyfield. Holyfield trước đó đã hứa sẽ cống hiến cho người xem một màn chiến thắng thật nhanh vào năm 1990, nhưng trước khi trận đấu diễn ra Doughlas đã đánh bại Tyson. Do vậy, thay vì đấu với Tyson, Holyfield đã tranh chức vô địch với Doughlas. Và Doughlas đã trở thành kẻ thất bại vào ngày 25 tháng 10 năm 1990, đưa Holyfield trở thành nhà vô địch hạng cân nặng của thế giới lúc bấy giờ.

Vào ngày 9 tháng 11 năm 1996, Tyson có dịp đối đầu với Holyfield cho danh hiệu vô địch hạng cân nặng. Phần đông cho rằng Tyson sẽ giành chiến thắng, nhưng Tyson đã để thua đối thủ bằng một cú knock out vào hiệp thứ 11, và Holyfield đã làm nên lịch sử vì đây là lần thứ ba liên tiếp ông nắm trong tay giải vô địch này. Không đồng ý với quyết định của trọng tài, Tyson đã khiếu kiện rằng hàng loạt cú đấm vào đầu của Holyfield là không đúng luật và thề rằng sẽ trả đũa.

 

 

Để chuẩn bị cho buổi tái đấu với Holyfield, Tyson đã tăng cường mức độ luyện tập của mình lên đáng kể. Vào ngày 28 tháng 6 năm 1997, hai tay đấm có cơ hội đối đầu với nhau. Tuy thời bấy giờ, người ta phải trả tiền cho mỗi chương trình tivi họ muốn xem, nhưng trận đấu này đã thu hút được 2 triệu lượt view, đạt mức kỉ lục của nhà đài. Cả hai tay đấm đều nhận được mức thù lao khổng lồ nhờ trận đấu này, cho đến năm 2007 thì họ luôn là một trong những tay đấm được trả thù lao cao nhất trong lịch sử boxing chuyên nghiệp.

 

 

Hiệp 1 và 2 đã đáp ứng được mong đợi người xem với những cú đấm đầy sức thuyết phục. Nhưng một điều ngoài mong đợi đã xảy ra vào hiệp thứ 3. Tyson đã làm toàn bộ fan và ban tổ chức khi tóm lấy Holyfield và cắn cả 2 tai của tay đấm này, Holyfield đã bị sứt tai phải. Giải thích cho hành động này, Tyson cho rằng đó là để bù đắp cho những cú đấm vào đầu không tuân thủ luật của Holyfield trong trận trước đó. Nhưng trọng tài không đồng ý với lý do này của Tyson và tuyên bố ông bị huỷ tư cách của một võ sĩ.

Vào ngày 9 tháng 7 năm 1997, Tyson đã bị thu hồi giấy phép thi đấu trong sự nhất trí của uỷ ban, đồng thời phạt Tyson 3 triệu $ do cắn Holyfield. Không còn khả năng thi đấu, Tyson trở nên sống buông thả và không mục đích. Một thời gian ngắn sau đó, Tyson phải vào bệnh viên do tai nạn giao thông. Tai nạn này đã làm gãy xương sườn và lủng một bên phổi của Tyson

Đối đầu với Don King, Lewis và nghỉ hưu

Vào tháng 10 năm 1998, giấy phép thi đấu boxing của Tyson được trả lại. Tyson trở lại sàn đấu. Trận đấu đỉnh cao kế tiếp của Tyson là vào năm 2002 với nhà vô địch của WBC, IBF, IBO Lennox Lewis. Tyson một lần nữa tranh đoạt chức vô địch hạng cân năng. Trước trận đấu, Tyson đã cố gắng thu hút sự chú ý của đối thủ bằng một vài lời doạ dẫm như “ăn thịt những đứa trẻ của Lewis”. Tại buổi họp báo vào tháng 1, cả 2 tay boxing đều bắt đầu bằng một trận võ mồm, đến nổi nhiều người đề nghị huỷ bỏ trận đấu này, nhưng cuối cùng nó vẫn diễn ra vào đúng tháng 6 như dự định trước đó. Tyson đã thua bởi 1 cú knock out, và đây cũng là một tín hiệu kết thúc sự nghiệp của một nhà vô địch. Sau một vài trận thua từ năm 2003 – 2005, Tyson đã tuyên bố giải nghệ.

 


 

Một ngày tập luyện của Mike Tyson

Để đạt được những thành công trên, Mike đã có một chế độ luyện tập cực kỳ khắc khe và chuyên tâm, những thất bại sau này của Mike chính là kết quả của việc từ bỏ chế độ tập luyện nghiêm khắc ban đầu. Dưới đây là thời khoá biểu một ngày thông thường của Mike

7 ngày trong tuần:

5h sáng: thức và chạy bộ khoảng 3 dặm

6h sáng: về nhà tắm và tiếp tục ngủ

10h sáng: dạy và ăn cháo yến mạch

12h trưa: lên sàn đấu (10 hiệp đấu)

2h chiều: Ăn giữa buổi (thịt bò, mì ý và nước trái cây)

3h chiều: tiếp tục đấu luyện tập và 60 phút đạp xe đạp

5h chiều: 2000 cái gập bụng, 500-800 cái hít xà, 500 cái chống đẩy, nâng tạ 30kg 500 lần và 10 phút với bài tập cổ.

7h tối: Bữa tối với thịt bò và mì ý với nước trái cây (nước cam)

8h tối: một bài tập khác với xe đạp trong 30 phút, sau đó xem tivi và đi ngủ

 

 

Bạn thấy đấy, Tyson luyện tập một cách đều đặn không bỏ một ngày nào. Bạn không cần thiết phải lặp lại toàn bộ thời gian biểu trên mà có thể nghỉ 1-2 ngày trong tuần, đặc biệt khi bạn luyện tập một cách hăng hái như Tyson đã làm, trong 1-2 ngày bạn nghỉ xả hơi, cơ thể bạn sẽ phát triển và hồi phục. Không thể chối cãi là Tyson cũng có năng khiếu trời cho và một đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp ở bên cạnh, nên hiệu quả sẽ có chút khác biệt.

 

 

Trước khi chạy bộ vào buổi sáng, Tyson đã thực hiện một chuỗi các động tác làm căng cơ thể như nhảy bật cao và chạy nước rút. Lúc 12h trưa, bắt đầu tập đấm, khoảng 3h chiều thì Tyson tập trung đấm bao cát với găng tay hở ngón. Tyson thường làm nóng cơ thể trước khi đấu trên võ đài bằng một số vận động nhẹ như: 200 cái gập bụng 25-40 cái hít xà, 50 cái chống đẩy và nâng tại khoảng 50 lần, gập cổ khoảng 10 phút. Theo Tyson, nâng xà giúp vai của ông to hơn, nhờ đó, các cú đấm dài hơn dù tay bị ngắn.

 Nguồn tham khảo

http://www.muscleprodigy.com

http://www.biography.com

http://en.wikipedia.org

← Bài trước
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

Danh sách so sánh