
Chấn thương cổ tay trong boxing/ võ thuật và cách khắc phục
- Người viết: Hung Ngo Van lúc
- Chia sẻ
- - 2 Bình luận
Boxing là môn thể thao đối kháng, và những môn thể thao này luôn tiềm tàng những khả năng chấn thương trong tập luyện và thi đấu. Tuy nhiên hôm nay mình sẽ chỉ bàn tới một loại chấn thương phổ biến mà đại đa số các bạn đã mắc phải từ những người mới, những võ sĩ nghiệp dư hay thậm chí võ sĩ chuyên nghiệp. Đó chính là chấn thương cổ tay
Không chỉ những người có cổ tay yếu thường ,thậm chí, ngay cả khi cổ tay bạn khỏe mạnh nhưng nếu bạn nắm đấm sai cách thì cũng có thể gây thiệt hại nặng cho bô phận nhạy cảm này.
Ngoài ra chấn thương cũng có thể tiến triển từ các thói quen xấu trong sinh hoạt. Mức độ nghiêm trọng thường tăng dần theo thời gian, cơn đau không đột ngột mà âm ỉ.
Nếu sớm phát hiện và điều trị, chấn thương cổ tay có thể nhanh chóng được chữa khỏi, không gây biến chứng hay phát sinh các bất thường khác. Ngược lại điều trị chậm trễ hoặc không đúng cách có thể dẫn đến dị tật vĩnh viễn và giảm chức năng khớp.
1. Nguyên nhân
- Nắm đấm sai cách: đây là nguyên nhân phổ biến nhất mà các bạn mới hay mắc phải
ảnh 1 : sai điểm tiếp xúc
- Dụng cụ tập luyện kém chất lượng: hiện nay trên thị trường có không ít các loại găng không rõ nguồn gốc xuất xứ, độ phân bố mút găng không chuẩn, gây lệch cổ tay khi đấm, băng cuốn tay quá ngắn ...
2. Cách khắc phục
- Nắm đấm đúng cách
- Sử dụng găng đúng size với bàn tay không quá chật hoặc rộng, găng đảm bảo chất lượng .
- Biện pháp tạm thời:
- Nghỉ ngơi: vận động viên nên để cổ tay nghỉ ngơi ít nhất 48 giờ để các xương, gân và cơ được thư giãn. Ngoài ra nghỉ ngơi còn giúp làm dịu cơn đau, tạo điều kiên cho vết thương được phục hồi.
- Nâng cao cổ tay cao hơn tim: Trong khi nghỉ ngơi, vận động viên nên nằm nghỉ, đặt một chiếc gối bên dưới để nâng cao cổ tay sao cho cổ tay cao hơn tim. Biện pháp này giúp hạn chế tình trạng bầm tím, giảm sưng và giảm đau hiệu quả. ( trong trường hợp bị nặng)
- Chườm đá cổ tay: Sau khi chấn thương cổ tay, vận động viên nên bọc 3 – 4 viên đá lạnh trong một túi. Sau đó trườm lên các vùng bị đau. Biện pháp này có tác dụng giảm đau và sưng, hạn chế bầm tím và viêm hiệu quả. Chườm đá cổ tay nên được thực hiện trong 20 phút, mỗi 3 – 4 giờ 1 lần. Thực hiện liên tục từ 2 – 3 ngày hoặc khi cổ tay đau giảm hẳn.
- Dùng băng ép: Vân động viên được hướng dẫn dùng băng ép quấn quanh cổ tay sau chấn thương. Biện pháp này có tác dụng cố định cổ tay, hạn chế tác động từ ngoài vào. Đồng thời giảm đau và tạo điều kiện cho cổ tay tự chữa lành.
Viết bình luận
Bình luận
Lorrine 27/03/2024
details.
Visit my web page - Elmo
Bette 03/02/2024
clear their motive, and that is also happebing woth this article which I am reading at this time.
Feel free tto visit my homepage; https://Vavadacasino.mystrikingly.com/