5 bước cải thiện tốc độ ra đòn?

5 bước cải thiện tốc độ ra đòn?

 

5 bước cải thiện tốc độ ra đòn

 

Hầu hết mọi người đấm chậm là vì họ có thái độ sai lầm trong lúc tập luyện. Ngay cả những người được cho là có thiên phú về tốc độ cũng không hề có ý thức tập luyện bất kỳ bài tập cụ thể nào liên quan đến việc cải thiện tốc độ đấm của họ.

 

 

Có lẽ, chúng ta sẽ không cần phải bàn luận nhiều về tầm quan trọng của tốc độ trong quyền anh. Hãy cứ nhìn các huyền thoại như: Muhammad Ali, Roy Jones, Pernell Whitaker, hay Floyd Mayweather Jr,..., họ là kiểu võ sĩ giành chiến thắng mà gần như không gặp phải bất tổn thương nào trên cơ thể của mình. Nếu bạn mạnh mẽ, sức chịu đựng tốt nhưng tốc độ ra đòn lại quá đỗi chậm, thì nguy cơ trở thành bao cát cho đối thủ là rất cao.

 

Vậy làm sao để cải thiện tốc độ ra đòn? Dưới đây là 5 bước giúp người mới cải thiện tốc độ ra đòn:

 

1. Rèn luyện sự nhanh trí để đấm nhanh hơn

 

Mọi hành động của bạn đều xuất phát từ tâm trí, cho nên trước khi đổ lỗi cho tốc độ tay kém của mình là do di truyền, cơ bắp chưa phát triển hay chưa có bí quyết tập luyện, bạn cần phải phân tích suy nghĩ của chính mình. 

 

Để đấm nhanh hơn, bạn cần tập trung vào việc nâng cao khả năng phản ứng của não bộ. Đôi mắt sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận ra mục tiêu, rồi sau đó não bộ sẽ truyền tín hiệu đến cánh tay của bạn và ra lệnh cho nó đấm. Tuy nhiên, hãy quên tốc độ tay đi, vấn để ở đây nằm ở sự nhanh trí. Nếu nhận ra cơ hội, thì bạn phải lập tức tung ra đòn đấm, điều này sẽ mang lại cho bạn 1 lợi thế rất lớn.

 

 

Có thể nói, nếu bạn muốn vung nắm đấm nhanh hơn, thì điều đầu tiên bạn cần làm là phát triển sự nhanh nhạy của trí óc. Hãy tập luyện hàng ngày bằng cách đấm các mục tiêu di chuyển nhanh và liên tục, vd: bóng phản xạ, padwork speed,... là các bài rất hiệu quả cho những người mới bắt đầu. Chúng sẽ rèn luyện đôi mắt và trí óc của bạn để theo dõi các mục tiêu đang di chuyển nhanh và tung những cú đấm khi đối thủ sơ hở. Khi bạn đấm bóng phản xạ, đừng cố gắng tung ra thật nhiều combo với cường độ cao. Thay vào đó, hãy cố gắng quan sát chiếc túi bằng mắt và tung ra 1 đến 2 cú đấm thật nhanh, mạnh và chính xác. Bạn nên giữ sự tập trung cao độ trong việc quan sát quả bóng và chờ đợi cơ hội để ra đòn tiếp theo. Đừng bao giờ rời mắt khỏi nó! Điều này sẽ giúp bạn hình thành thói quen khi  tự vệ hoặc thi đấu đối kháng.

xem thêm: Làm sao để vượt qua nỗi sợ dính đòn

2. Nhận thức đúng để đấm nhanh hơn

Việc hiểu được tác dụng và cách vận hành của bài tập sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng nhanh hơn rất nhiều, so với những người không biết mình tập để làm gì. Hầu hết mọi người luôn cố gắng đấm hết sức như muốn phá hủy bao đấm, trong khi họ đang tập bài tập cải thiện tốc độ ra đòn. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát lực của từng người, tuy nhiên hãy nhớ rằng: “Đấm mạnh, không đồng nghĩa với việc đấm nhanh”. Nguyên nhân là do, khi bạn tung ra 1 cú đấm quá mạnh, cách tay sẽ cần góc vung rộng hơn, dài hơn và mức độ liên kết cơ thể nhiều hơn, khiến cho thời gian ra đòn lâu hơn bình thường. 

 

Đấm nhanh hơn không có nghĩa là bạn dồn nhiều sức và nhiều lực hơn vào cú đấm. Điều đó không có nghĩa là bạn siết chặt nắm đấm hơn nữa và cố gắng làm tổn thương đối thủ nhiều hơn. Nếu muốn đấm nhanh hơn, bạn cần tập trung vào tốc độ chứ không phải bất kỳ điều gì khác. Đừng tập trung vào sức mạnh hoặc độ chính xác, tất cả đều phụ thuộc vào tốc độ thuần túy.

 

 

Để cải thiện tốt vấn đề trên, bạn nên thử tập đấm gió (Shadow boxing) với cường độ chậm và nhịp nhàng. Hãy thử tưởng tượng ra cuộc đấu giữa mình với đối thủ, rồi nghĩ phương án để đấm trúng họ nhanh và nhẹ nhàng nhất, khiến đối phương trở tay không kịp. Đặc biệt, bạn nên kết hợp với việc di chuyển tạo thói quen duy trì khoảng cách với đối thủ, hãy luôn ghi nhớ việc giữ an toàn cho bản thân.

Xem thêm: Tự tập boxing tại nhà cho người mới 

3. Thả lỏng cơ thể 

Đây là nguyên tắc được áp dụng trong bất kỳ môn thể thao nào diễn ra theo thể thức đối kháng. Cách duy nhất  để di chuyển nhanh trong cường độ cao chính là thả lỏng cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn có khả năng di chuyển ở tốc độ tối đa. Trong tất cả các môn thể thao đối kháng, bạn sẽ thấy rằng những vận động viên có biểu hiện thoải mái thường thi đấu vượt trội hơn so với đối thủ của họ.

Hãy ghi nhớ, có một ranh giới mong manh giữa vận động thoải mái và vận động lười biếng. Thư giãn trong chuyển động có nghĩa là bạn đang di chuyển theo dòng chảy cho phép chuyển động của bạn, giúp bạn tự do thể hiện mà không bị căng thẳng và mệt mỏi. Ngược lại, lười chuyển động là khi bạn di chuyển mà không có sự kiểm soát và mục đích gì cả.

 

Vậy phải thả lỏng thế nào, để có một cú đấm nhanh hơn? Trước hết, đừng siết chặt nắm tay của bạn mọi lúc. Thay vào đó, hãy thả lỏng hai bàn tay đó và chỉ siết chặt chúng thành nắm đấm tại thời điểm va chạm. Khi cảm thấy mỏi, hãy thư giãn đôi tay đó nhiều hơn. Giữ cho vai của bạn thả lỏng thay vì khom người. Đừng uốn cong bắp tay hoặc siết chặt bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể trước khi đấm. Giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái thả lỏng là yếu tố quan trọng giúp bạn đấm nhanh hơn!

 

4. Kiểm soát tâm trí

Hãy giải tỏa tâm trí của bạn khi tung ra những cú đấm nhanh. Đừng nghĩ đến việc tiêu diệt đối thủ của bạn. Thái độ đó khiến cánh tay bạn căng thẳng và siết chặt toàn bộ cơ thể, khiến các cú đấm của bạn bị chậm lại và lãng phí năng lượng. Điều đó sẽ khiến cơ thể bạn kiệt sức nhanh chóng. 

Khi đấm, bạn hãy cố gắng thở ra thật mạnh và vung nắm đấm vào vị trí sở hở của đối thủ. Sau đó, bạn hãy nhanh chóng hít vào để lấy hơi và tung ra cú đấm tiếp theo. Sai lầm phổ biến thường thấy ở những người mới bắt đầu tập là họ kèo tay lại để lấy đà, trước khi thực sự tung ra cú đấm. Việc này sẽ tiêu tốn phần lớn thời gian ra đòn của bạn, vì nó cần thêm 1 nhịp chuyển động về phía sau trước khi được vung ra. Đây cũng là bằng chứng cho thấy, họ đang nghĩ quá nhiều về việc đấm mạnh hơn chứ không phải về việc đấm nhanh hơn. Đừng nghĩ về sức mạnh, hãy nghĩ cách để chạm được vào người đối phương một cách nhanh nhất.

 

5. Thở nhanh để có cú đấm nhanh

Đây là điều mà không phải vận động viên nào cũng biết, hoặc sẽ chỉ hiểu lơ mơ về nó. Thở nhanh tương đương với chuyển động nhanh. Hơi thở bùng nổ tương đương với chuyển động bùng nổ. Nếu bạn chưa từng nghe về điều này trước đây, hãy thử điều này: Hãy thử thở chậm nhưng đấm nhanh. Chắc hẳn là bạn không thể làm được. 

 

 

Nếu để ý, cách chuyển động của cơ thể bạn được tính theo nhịp thở của bạn? Bây giờ, hãy tập thở không chỉ nhanh hơn mà còn sâu hơn và nhiều hơn. Từ những chia sẻ của các võ sĩ chuyên nghiệp, nếu họ thực hiện liên hợp 5 cú đấm rất nhanh, thì họ cũng phải thở ra 5 lần rất nhanh. Đôi khi, bạn xem các võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp, họ thường không tung ra những cú đấm hoàn chỉnh. Họ tung những cú đấm thực sự ngắn hoặc bằng nửa chiều dài sải tay, để họ có thể thở nhanh hơn và tung ra những cú đấm nhanh hơn. Nếu bạn muốn có khả năng đấm nhanh, bạn phải thở nhanh.

 

Chốt lại: Nếu bạn muốn tốc độ tay nhanh hơn để đấm nhanh hơn, hãy làm theo các bước trên. Đừng lười biếng, đừng đi đường tắt và đừng cố tạo ra những thói quen của riêng bạn. Giữ cho nó đơn giản và một khi cơ thể bạn đã làm quen được với tốc độ, bạn có thể sáng tạo theo bất kỳ cách nào bạn muốn và cải thiện điều đó. Hãy nhận biết, thả lỏng cơ thể lẫn tâm trí, thở nhanh hơn và đấm nhanh hơn!

 
 
 
 
 
← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận

Danh sách so sánh