BOXING: Làm sao để vượt qua nỗi sợ dính đòn

BOXING: Làm sao để vượt qua nỗi sợ dính đòn

Nỗi sợ hãi bị đấm có thể khiến ngay cả những võ sĩ xuất sắc nhất bạn biết đến cũng trở nên bất lực. Thật vậy, một số vận động viên đầy tài năng, sự thông minh, linh hoạt và sức mạnh đã thất bại trước nỗi sợ này. Sự e ngại trước những đòn đánh không chỉ khiến họ trở nên yếu ớt hơn sau mỗi cú đấm mà còn khiến họ dễ dàng cảm thấy mệt mỏi hơn so với bình thường.

ĐẶC BIỆT, vấn đề này rất phổ biến ở những người mới bắt đầu tập võ. Làm sao bạn có thể mong đợi một ai đó có thể chiến đấu tốt, trong khi anh ta lại sợ bị đánh? Điều đó gần như không thể. May mắn thay, một giải pháp giúp ‘BẤT KỲ AI’ cũng vượt qua được nỗi sợ ăn đòn. Hãy tìm hiểu ngay trong bài biết dưới đấy:

 

Xem thêm : Tự tập boxing tại nhà cho người mới bắt đầu

Nguồn gốc của nỗi sợ bị đấm 

Điều đầu tiên, bạn phải biết tại sao bạn lại sợ những cú đấm. Có thể nói, nó thực sự xuất phát từ 2 lý do sau: 

  1. Bởi vì những cú đấm đau 

  2. Bởi vì bạn không thể nhìn thấy cú đấm

 
Khi chiến đấu, nếu bạn không may dính phải những cú đấm quá mạnh và quá đau, thì bạn sẽ sợ hãi. Không có cách nào để vượt qua điều đó. Bất cứ điều gì làm tổn thương bạn, sẽ đều khiến bạn sợ hãi. Đó là bản năng sinh tồn, có sẵn trong tiềm thức của chúng ta kể từ khi được sinh ra.

Bên cạnh đó, cũng rất có thể là do bạn không nhìn thấy những cú đấm. Hãy thử tưởng tượng bạn đang nhắm mắt chiến đấu và không biết điều gì sắp xảy ra với mình. Sự mơ hồ trong khi chiến đấu sẽ tàn phá sự tự tin của bạn. Điều đó vô cùng đáng sợ!

 

 

Cách để vượt qua nỗi sợ bị đấm

Trước hết, bạn cần đấu tập với người có cùng trình độ với mình:

 

Đừng bao giờ,sparing với một người có nhiều kinh nghiệm, kích thước, tốc độ và sức mạnh hơn bạn (Trừ khi anh ta thực sự nhẹ nhàng với bạn 🙂). Hãy tìm những người bạn đấu tập có cùng trình độ và nghiêm túc tập luyện cùng họ. Sau một khoảng thời gian nhất định, cơ thể bạn sẽ phản ứng tốt hơn và có thể chịu những cú đấm mạnh hơn mà không cảm thấy đau. Vấn đề không phải là sự dẻo dai mà là phản xạ tức thời tự nhiên được phát triển theo thời gian và nó sẽ cho phép bạn làm được điều này. Nó không khác gì khả năng phản ứng nhanh hơn trong các môn thể thao khác.

 

Tiếp theo, bạn cần phải đấu tập chậm (nhẹ nhàng) và có tư duy, trước khi bước chân vào một cuộc chiến thực sự:

Đấu tập chậm (nhẹ nhàng) là để giúp bạn có thời gian đi sâu vào từng chi tiết hơn như: phương án tấn công - phòng thủ, Combo đòn đấm, khả năng lách né,..., để từ đó rút kinh nghiệm, cũng như mài dũa kỹ năng sở trường của bản thân. Phương pháp tập này tạo cho bạn cơ hội nhìn rõ đòn đấm hơn. Càng nhìn rõ, bạn càng có thêm nhiều thông tin, để quyết định cách phản ứng phù hợp.

 

 

Đấu tập chậm (nhẹ nhàng) không phải là “đấu tập với cường độ thấp” hay “suy nghĩ chậm”. Bạn thực sự vẫn phải suy nghĩ và xử lý rất nhiều thông tin trong buổi tập. Trong một trận đấu tập ở cường độ cao, những người mới tập thường sẽ dựa vào bản năng thô sơ và trí nhớ cơ bắp thuần túy để chiến đấu (điều này mang lại kết quả tồi tệ cho những võ sĩ chưa qua đào tạo)… Chính vì vậy, đấu tập chậm (nhẹ nhàng) mang đến cho người mới tập cơ hội được thực sự tư duy khi chiến đấu. Họ sẽ có thời gian xử lý thông tin và ghi nhớ các kiểu chuyển động của đối thủ. Ngoài ra, họ còn được học hỏi và rút kinh nghiệm, mà chẳng cần phải chịu những tổn thương không đáng có.

 

Vấn đề với nhiều người mới tập là họ thực sự không có khả năng nhìn thấy những cú đấm. Họ không thể phát hiện ra các loại cú đấm khác nhau cho đến khi ‘quá muộn’. Đó là một cú thọc thẳng hay một cú móc trái? Nó là một cú móc vào đầu hay cơ thể? Thậm chí, một số người mới tập còn không biết xác định thời điểm cú đấm tiếp xúc với cơ thể họ, ngay cả khi nó được tung ra 1 khoảng lưng chừng…và khi đó thì đã quá muộn.

xem thêm: Bí quyết có cú đấm mạnh

Vì vậy, bạn nên đấu tập chậm (nhẹ nhàng) để dễ dàng nắm bắt được các dấu hiệu trực quan khác nhau và chi tiết hơn về cách di chuyển, cũng như phương án tấn công của từng võ sĩ. Điều quan trọng nhất là bạn phải cảm thấy thoải mái khi đấu tập, việc này sẽ giúp cơ thể của bạn nhanh chóng thích nghi (nhìn được đòn) và hình thành phản ứng phòng thủ tự nhiên trước những đợt tấn công từ phía đối thủ.

 

Vấn đề thực sự đằng sau nỗi sợ bị đấm 

 

 

Vấn đề chính nằm ở việc những người mới tập đã kỳ vọng quá mức vào bản thân họ. Những kỳ vọng đó thường được hình thành bởi quá trình tiếp nhận thông tin qua TV, phim ảnh và video trên Youtube,..., mà không đi kèm với thực tế. Họ thực sự nghĩ rằng, bản thân có thể sở hữu sức mạnh của Mike Tyson chỉ sau một tuần tập luyện. Tất nhiên, điều đó hoàn toàn không thể xảy ra. 

 

Hãy thử tưởng tượng một người mới bắt đầu học lướt sóng, nhưng đã thử thách bản thân vượt qua con sóng cao 16 feet, trong khi đó là buổi tập đầu tiên của anh ta. Tất cả chúng ta đều biết rằng, anh ta sẽ bị những con sóng lớn xóa sổ ngay lập tức. Thử thách bản thân là tốt, nhưng hãy thực hiện nó một cách có chừng mực và biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân.

 

Tư duy ‘chịu đấm ăn xôi’ không giúp bạn trở thành một võ sĩ giỏi:

 

Thường thấy rằng nỗi sợ hãi bị đánh ở các võ sĩ xuất phát từ việc họ từng trải qua những cú đấm ''đau''. Đôi khi, họ lầm tưởng rằng việc chịu đựng những đòn đánh mạnh là bước cần thiết để học cách chịu đựng và chiến đấu hiệu quả. Tuy nhiên, quan niệm này là một sai lầm và thực tế không mang lại hiệu quả trong quá trình luyện tập.

 

 

Việc chấp nhận chịu đòn có thể khiến bạn cảm thấy tự tin hơn, nhưng những hậu quả nó đem lại thực sự nặng nề. Cách tiếp cận này không chỉ gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể mà còn hạn chế khả năng tư duy chiến thuật của bạn. Không một chiến binh nào thực sự thể hiện sự vĩ đại qua việc chịu đựng đòn đánh. Có thể khẳng định, những võ sĩ xuất sắc nhất mà bạn bắt gặp trong phòng tập luôn là những người khéo léo tránh né và ít khi bị đánh trúng.

 Xem thêm: Một khoá học về boxing từ căn bản đến nâng cao (tại Hà Nội)

 

 
← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận

Danh sách so sánh